Đây
thực chất không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng của các bệnh hoặc
tình trạng của miệng cũng như các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó việc
chữa chứng hôi miệng sẽ phụ thuộc vào việc điều trị các bệnh gây ra nó.
Bệnh quanh răng - bệnh viêm lợi và bệnh viêm quanh răng
Đây
là một trong những nguyên nhân rõ ràng nhất gây chứng hôi miệng mãn
tính. Bệnh do các vi khuẩn tồn tại trong các mảng bám trên răng sinh
ra. Ngoài việc gây hôi miệng, bệnh này còn ảnh hưởng đến vị giác của
người bệnh, gây ăn uống không ngon miệng. Với việc đi khám răng định
kì, nha sĩ sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra và điều trị bệnh.
Răng lợi không được vệ sinh tốt
Nếu
bạn không đánh răng, súc miệng thường xuyên, thức ăn và vi khuẩn sẽ
tích tụ trong miệng, trong kẽ răng, kẽ lợi, trên bề mặt lưỡi và trong
các mảng bám.
Thức ăn thừa tích tụ khi phân huỷ sẽ gây mùi khó chịu.
Vi
khuẩn tích tụ trong miệng sản sinh ra hỗn hợp khí lưu huỳnh (volatile
sulfur compounds) với thành phần chủ yếu là khí H2S, là nguyên nhân gây
mùi hôi. Nên nhớ rằng có tới 1 tỉ vi khuẩn tồn tại trong 1 mẩu mảng bám
nhỏ bằng đầu tăm, do đó cần hạn chế số lượng vi khuẩn, mảng bám và thức
ăn thừa tồn tại trong miệng đến mức thấp nhất bằng các biện pháp vệ
sinh răng miệng thường xuyên.
Thuốc lá
Thuốc
lá gây ảnh hưởng tiêu cực lên miệng và cả cơ thể nói chung. Những người
hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm phổi, ung thư phổi, ung
thư khoang miệng, bệnh quanh răng, vàng răng, giảm vị giác và hôi
miệng.
Do khô miệng
Chứng khô miệng gây ra do giảm lượng nước bọt sinh ra trong miệng.
Nước bọt la yếu tố cần thiết trong việc rửa sạch thức ăn thừa và vi khuẩn khỏi khoang miệng.
Khô
miêng có thể được gây ra bởi các bệnh liên quan đến tuyến nước bọt,
hoặc do dùng thuốc điều trị (thuốc an thần, thuốc hạ huyết áp…) hoặc do
thói quen thở bằng miệng.
Do nhịn ăn
Khi
nhịn ăn, lượng nước bọt trong miệng sẽ giảm, không đủ để rửa sạch vi
khuẩn sinh sôi trên bề mặt răng, lợi. Ngoài ra, lượng acid dư thừa
trong dạ dày sẽ khiến cho hơi thở có vị chua.
Do nước xúc miệng
Nghe
có vẻ vô lý? Có nhiều người dùng nước xúc miệng (loại nước phổ biến ở
Việt nam hiện nay là Listerin) để chữa chứng hôi miệng. Thực chất, nước
súc miệng chỉ có tác dụng che dấu mùi hôi trong 1 khoảng thời gian
ngắn, không phải là biện pháp điều trị. Hơn nữa, nếu dùng nó quá thường xuyên,
thành phần rượu trong nước súc miệng sẽ gây phản ứng ở các mô trong
khoang miệng, và kết quả về lâu về dài là miệng bạn … càng hôi! Do vậy
chỉ nên dùng nước súc miệng 1 hoặc 2 lần trong ngày sau khi đã đánh
răng.
Ngoài những nguyên nhân bắt nguồn từ khoang miệng,
chứng hôi miệng còn được gây ra bởi các nguyên nhân khác như viêm đường
hô hấp (xoang, mũi, phổi), bệnh gan, thận…
Nếu là nạn nhân
thường xuyên của chứng hôi miệng, bạn nên đến gặp nha sĩ để có chuẩn
đoán và điều trị cụ thể. Với những bệnh nhân mà chứng hôi miệng không
phát sinh từ khoang miệng thì sẽ được giới thiệu đến bác sĩ để được
điều trị thích hợp.